Rượu mùi-Liqueur
Rượu mùi hay còn gọi là rượu hương có tên tiếng Anh là “Liqueurs”. Đây là loại rượu được pha chế từ thức uống có cồn chưng cất, sau đó thêm một số hương vị từ trái cây, thảo dược, gia vị, hoa… và chất tạo vị ngọt cho rượu mùi. Bởi vậy thời gian sử dụng rượu mùi không để được lâu, hương vị ngọt hơn so với những chai rượu thông thường.
Ở Canada và Mỹ, người ra thường gọi rượu mùi và rượu mạnh đều bằng từ "liquor" nên tạo ra sự nhầm lẫn về hai loại rượu này.
Lịch sử của rượu mùi bắt đầu vào khoảng những năm cuối thế kỷ 13. Những chai liqueur đầu tiên được làm bởi giới tu sĩ trong nhà nhờ hoặc tu viện. Loại rượu mùi xuất hiện sớm nhất là Chartreuse - vốn do các tu sĩ ở Pháp làm ra với công thức mật truyền có màu xanh lục đậm tự nhiên.
>>>>>>>Những loại rượu ngon kinh điển
Thị trường rượu mùi phát triển kể từ khi người Hà Lan tìm ra cách chưng cất rượu, rượu mùi đã trở nên phổ biển tại Ý và mở rộng sang cả Pháp. Vào thể kỷ 14, rượu mùi càng lúc càng phong phú nhờ sử dụng các nguồn nguyên liệu khác nhau. Tuy với công thức sản xuất khác nhau nhưng vẫn đảm bảo rượu mùi là sự phối trộn của rượu nguyên chất với các hương liệu khác nhau.
Đến cuối thế kỷ 16, rượu mùi bắt đầu được sản xuất theo quy trình công nghiệp và trở thành mặt hàng nhập khẩu. Một số nhà máy chưng cất đã được thành lập để sản xuất một lượng rượu mùi thương mại. Chúng bao gồm nhà máy chưng cất Bols của Hà Lan, được thành lập vào năm 1575 và Der Lachs, một nhà máy chưng cất của Đức bắt đầu sản xuất Danzig Goldwasser vào năm 1598.
Thông thường, rượu mùi được tạo mầu bằng đường caramel hay mật ong. Cái giỏi của người sản xuất rượu mùi là chiết xuất ra các hương vị của quả và “thả” các hương vị đó một cách trung thành nhất vào các loại rượu từ các loại thảo mộc, hạt và rễ cây rất đa dạng ấy để thu được một sản phẩm hài hòa, một hương vị phức tạp mà tinh tế, độc nhất vô nhị. Một số rượu mùi được làm từ các loại rượu mạnh danh tiếng như Cognac và Armagnac; hỗn hợp này được nuôi nhiều năm trong thùng gỗ sồi lớn “Futs” nhằm tạo điều kiện cho các yếu tố cấu thành “thân” rượu có thời gian “ tìm hiểu, kết hôn và phối hợp với nhau”. Rượu mùi có nồng độ cồn trung bình từ 15 tới 55%.
“Crème” là thuật ngữ để chỉ các loại rượu mùi rất đậm đặc và thường là rất ngọt.
Thường thì rất hiếm khi chúng ta uống rượu mùi nguyên chất vì mùi rất đậm đặc. Trường hợp Bailey’s Irish Cream (thường được gọi tắt là Bailey’s) là một trong số rất ít rượu mùi được thưởng thức riêng lẻ. Nếu chúng ta thưởng thức rượu mạnh đơn thuần là uống nguyên chất hay pha với chút soft drinks hoặc uống với đá, có lẽ chúng ta chưa thấy hết sự lý thú của thức uống. Chính rượu mùi là thành phần làm cho thế giới thức uống trở nên đa dạng, mới mẻ và hấp dẫn tuyệt vời hơn.
Hiện nay, các loại rượu mùi được sản xuất rất đa dạng nhưng được chia thành những nhóm chính sau:
Herbal Liqueur (Rượu mùi thảo mộc): Loại này ra đời từ rất sớm, vào khoảng thế kỷ 13, 14. Vào thời điểm ấy, người ta cho rằng thảo mộc sẽ giúp bảo quản rượu được lâu hơn và có tác dụng chữa bệnh. Do vậy mà thảo mộc trở thành thành phần chính để sản xuất rượu mùi trong giai đoạn này. Đa phần rượu mùi thảo mộc đều thuộc nhóm hương khá phức tạp và khó miêu tả tường tận. Tùy thuộc vào từng nhà sản xuất mà rượu mùi thảo mộc sẽ có công thức pha chế riêng.
Floral Liqueur (Rượu mùi hương hoa): Floral Liqueur xuất hiện vào khoảng thế kỷ 16, dưới thời vua Henry II. Sau khi kết hôn với vua Henry II, thói quen thưởng thức rượu hoa của công nương Catherine de Medici đã được đón nhận và trở thành thức uống yêu thích của Hoàng Gia. Vào thời điểm ấy, các loại hoa như hoa nhài, hoa ly, hoa hồng,… được dùng phổ biến để tạo nên hương vị đặc trưng cho rượu. Hiện nay, rất nhiều loại hoa đã được đưa vào sản xuất để làm phong phú hơn cho danh sách các loại rượu mùi có hương hoa.
Fruit Liqueur (Rượu mùi trái cây): Loại rượu mùi trái cây đầu tiên trên thế giới là rượu mùi cam, xuất hiện vào khoảng thế kỷ 19. Vào thời điểm đó, cam là loại trái cây “xa xỉ” ở Châu Âu. Tuy vậy, chúng vẫn được người Hà Lan sử dụng để chế biến thành rượu mùi trái cây. Kể từ đó, con người bắt đầu nghiên cứu và tạo ra nhiều loại rượu mùi trái cây khác nhau bằng cách thêm vỏ trái cây, nước ép trái cây,… vào rượu nguyên chất.
Nut, Bean & Seed Liqueur: Đây là tên gọi chung dành cho những loại rượu mùi gia vị. Các nguyên liệu quan trọng tạo nên mùi hương đặc trưng cho loại rượu này phải kể đến như: cacao, hạnh nhân, cà phê, hoa hồi,…
Honey liqueur (rượu mùi mật ong): Đây là loại rượu mùi có sử dụng thành phần chính là mật ong được kết hợp với rượu nền và một số thành phần khác.
Ngoài ra trong thế giới rượu mùi còn bao gồm: Cream Liqueur ( rượu mùi sữa), Citrus Liqueur (rượu có mùi cam, chanh)
Rượu mùi theo truyền thống được phục vụ trong ly rượu mùi (như thủy tinh port hoặc sherry), Ngày nay rượu mùi được sản xuất khắp mọi nơi trên thế giới và được dùng bằng nhiều cách: uống với cà phê, pha với kem, hay các thứ nước khác để tạo nên cocktails,.... Chúng thường được dùng chung với món ăn trán miệng hay sau khi đó, thậm chí rượu mùi cũng được pha trộn vào các món ăn để tạo nên hương vị đặc biệt… Người ta nói rằng các loại cocktail đầu tiên được phát minh bởi các nhà giả kim cố gắng tìm ra một công thức cho muôn đời! Thuật ngữ 'cocktail' có từ đầu thế kỷ 19, khi một pha chế người Mỹ trang trí đồ uống bằng lông đuôi của một con gà trống.
-
Rượu Jagermeister 2015 Travellers Edition 1000ml
1.000.000 đ -
Rượu Jagermeister Cold Brew Coffee 1L
2.000.000 đ -
Rượu thảo mộc Jagermeister 1 lít
480.000 đ -
Rượu thảo mộc Jagermeister 200ml
250.000 đ -
Rượu thảo mộc Jagermeister 700ml
350.000 đ -
Rượu thảo mộc Jagermeister Coolpack 350ml
1.500.000 đ -
Rượu thảo mộc Jagermeister Manifest 1 Lít
2.800.000 đ -
Rượu thảo mộc Jagermeister mini 20ml
50.000 đ -
Rượu thảo mộc Jagermeister Scharf Hot Ginger
2.000.000 đ